Cách hàn sắt mỏng, kỹ thuật hàn khung sắt, hàng rào, kệ sắt

Hàn sắt là một trong những kỹ thuật quan trọng của dân cơ khí. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hàn đúng cách. Do đó, thường xảy ra các hiện tượng như hàn bị thủng, hàn sắt bị cong vênh. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu về cách hàn các loại sắt cũng như những nguyên nhân dẫn đến việc hàn sắt mỏng bị thủng và những lưu ý quan trọng khi hàn sắt nhé!

1. Hàn sắt là gì?

Hàn là quá trình luyện kim nhằm kết nối 2 hay nhiều thành phần khác nhau bằng nhiệt hoặc áp suất, có vật liệu bổ sung hoặc không. Có nhiều phương pháp để thực hiện hàn. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người thợ hàn sẽ lựa chọn phương pháp hàn phù hợp và có nhiều ưu điểm nhất. Từ đó sẽ giúp cho việc hàn kim loại được hiệu quả và có chất lượng tốt nhất.

Công nghệ hàn thường được ứng dụng trong ngành cơ khí và các lĩnh vực xây dựng như: hàn cửa sắt, hàn kệ sắt,…

2. Các phương pháp hàn sắt

Tùy vào yêu cầu về sản phẩm và tính chất của vật liệu kim loại sẽ sử dụng loại hàn khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ sử dụng công cụ, thiết bị và kỹ thuạt khác nhau. Hiện nay, có 4 phương pháp hàn phổ biến:

Hàn sắt
Hàn sắt
  • Phương pháp hàn Mig – Mag
  • Phương pháp hàn Tig
  • Phương pháp hàn Vonfram khí (GTAW)
  • Phương pháp hàn hồ quang lõi

3. Nguyên nhân khi hàn sắt mỏng bị thủng

Nếu chưa đủ kinh nghiệm, việc hàn sắt bị thủng là chuyện thường. Nguyên nhân này đến từ việc chọn chọn que hàn quá lớn hay sử dụng dòng hàn quá lớn hoặc do thao tác hàn chưa đúng kỹ thuật.

Do đó, để việc hàn sắt mỏng không bị thủng người ta thường lựa chọn các que hàn có đường kính nhỏ, phù hợp. Đồng thời khi hàn với que hàn có đường kính nhỏ thì bạn cũng cần điều chỉnh cường độ dòng điện nhỏ cho phù hợp tránh xảy ra tình trạng cháy vật hàn.

4. Hướng dẫn cách hàn các loại sắt

4.1. Cách hàn sắt hộp mỏng không bị thủng

4.1.1. Thiết lập dòng điện cơ bản

Tùy theo loại điện cực cần sử dụng mà bạn thiết lập dòng điện một chiều thuận, nghịch hay dòng điện xoay chiều. Bạn cần đảm bảo thiết bị được thiết lập chính xác trước khi hàn.

Độ lớn của dòng hàn sẽ phụ thuộc vào đường kính que hàn và điện cực mà bạn sử dụng. Do đó, bạn cần điều chỉnh độ lớn cho phù hợp. Các thông tin sản phẩm về yêu cầu nhiệt độ đều được in trên bao bì để bạn có thể tham khảo. Thông thường, 1 Amp tương ứng với 0,0254 mm đường kính que hàn.

Nếu mới làm quen với nghề, ban đầu, có thể hàn ở mức thấp sau đó từ từ tăng lên từ 5 đến 10 Amp rồi xem xét khả năng hàn thích hợp.

4.1.2. Điều chỉnh độ dài hồ quang

Độ dài hồ quang phụ thuộc vào từng loại que hàn, vị trí hàn và để hàn sắt hộp mỏng không bị thủng, độ dài hồ quang không nên vượt quá đường kính que hàn.

Hồ quang điện
Hồ quang điện

Trường hợp độ dài hồ quang quá ngắn sẽ làm cho hồ quang không ổn định, gây tắt hồ quang, vũng hàn sẽ đông cứng nhanh hơn, đồng thời cũng làm tăng khả năng tạo vảy hàn. Trường hợp hồ quang quá dài sẽ dẫn đến hiện tượng bắn tóe mạnh, tốc độ kết tủa chậm và rất dễ bị rỗ khí.

4.1.3. Chỉnh góc que hàn

Góc que hàn lý tưởng nhất là từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động. Khi hàn sắt thép bằng máy hàn hồ quang, vị trí đứng nên đặt que hàn theo góc từ 0 đến 15 độ ngược chiều với hướng di chuyển của que hàn.

4.1.4. Kỹ thuật hàn sắt mỏng chuẩn

  • Trước khi hàn, làm sạch bụi bẩn bằng cọ thép hay dụng cụ làm sạch bề mặt chuyên dụng.
  • Đặt kẹp mass để đảm bảo tiếp xúc tốt và làm sạch để ổn định hồ quang trong quá trình hàn.
  • Khi hàn que đối với sắt mỏng, cần giữ được nhịp khi hàn, phải ngắt nhịp chậm rãi không được để lâu và cũng không được nhanh quá. Thời gian tối đa là 3s.
  • Chuyển động dọc theo trục mối hàn duy trì và điều chỉnh độ dài hồ quang.
  • Chuyển động ngang duy trì độ rộng của đường hàn.
  • Với vật hàn mỏng không cần có chuyển động ngang của que hàn vì độ rộng của hồ quang đã đủ làm đầy rãnh hàn.

4.2. Cách hàn sắt tròn

Những yếu tố để mối hàn tròn, đẹp

  • Dòng điện: phụ thuộc vào nhà sản xuất máy hàn và nguồn điện chạy vào máy hàn. Ví dụ dòng điện bình thường là 220V thì điều chỉnh máy hàn là 100A ( Nếu dòng điện mạnh thì điều chỉnh giảm A, nếu dòng điện yếu thì tăng A ).
  • Độ dài hồ quang: Điều chỉnh độ dài hồ quang hợp lí.
  • Góc độ que hàn: Không được để đứng quá nên để góc độ que hàn là 80 độ.

Kỹ thuật hàn sắt tròn

  • Xem dòng điện, nguồn điện, điều chỉnh độ dài hồ quang cho hợp lí.
  • Đầu tiên tay trái bạn cầm mặt nạ để che mắt bảo vệ mắt.
  • Tay phải cầm que hàn nghiêng một góc 80 độ để hàn đối với hàn tròn.

Lưu ý: Hàn chỉ dữ mối hàn trong khoảng 3s rồi ngắt nhịp, tránh để lâu sẽ bị cháy mối hàn mất tính thẩm mỹ.

4.3. Cách hàn sắt dài

Đối với hàn thanh sắt dài theo một đường thẳng bạn cần phải hàn dê que hàn theo góc 45 độ. Dòng điện cho hàn phải nhỏ hơn dòng điện hàn sắt tròn để đảm bảo mối hàn đẹp. Dòng điện tương thích là trong khoảng 80A đến 90A tùy thuộc dòng điện vào mạnh hay yếu.

Cách hàn sắt đúng kỹ thuật
Cách hàn sắt đúng kỹ thuật

Lưu ý:

  • Nếu muốn mối hàn nó to dày đẹp thì bạn rê chậm mối hàn.
  • Nếu muốn mối hàn mỏng bạn rê mối hàn đều và nhanh hơn một xíu.

4.4. Cách hàn khung sắt, hàng rào sắt

4.4.1. Bước 1: Bịt đầu mũi hàng rào

Tại đầu các thanh rào chắn sẽ thường có các kiểu mũi bịt khác nhau. Bạn có thể lựa chọn các mũi nhọn hoặc mũi tròn để bịt đầu mũi thanh sắt để tạo điểm nhấn. Sau đó, bạn có thể sử dụng máy hàn để hàn đính lại để đảm bảo độ chắc chắn.

4.4.2. Bước 2: Đặt các thanh ngang trên bề mặt phẳng

Bạn lấy các thanh sắt để làm thanh ngang cho hàng rào đặt lên bề mặt phẳng, không bị mấp mô hay gồ ghề. Sau đó, bạn có thể lấy thước để đánh dấu các vị trí sẽ hàn thanh dọc. Hoặc bạn lấy một thanh sắt ngắn hơn để đo khoảng cách giữa các thanh rào.

4.4.3. Bước 3: Hàn chấm trên các thanh sắt

Trên các thanh sắt, bạn dùng máy hàn để hàn chấm để liên kết giữa thanh sắt nằm ngang và nằm dọc. Bạn lưu ý, hàn chấm đúng kỹ thuật để thanh sắt được liên kết chắc chắn, không bị bung sau một thời gian khi sử dụng. Thực hiện tương tự với các thanh sắt còn lại để tạo thành một hàng rào sắt hoàn chỉnh. Bạn cũng có thể đính thêm các núm tròn để trang trí cho hàng rào.

4.4.4. Bước 4. Chà nhám và sơn chống gỉ

Tiếp theo, bạn lấy máy chà nhám để làm phẳng cho các vị trí xung quanh mối hàn bị bám xỉ để tránh bị oxi hóa nhanh hơn. Bạn cũng có thể phủ một lớp sơn lên bề mặt mối hàn. Ngoài ra, bạn có thể sơn hàng rào theo các màu yêu thích.

5. Cách hàn sắt không bị dính que hàn

Những nguyên nhân dẫn đến việc hàn sắt hay bị dính que hàn

  • Do dòng điện quá yếu, nếu que hàn to mà lắp vào máy hàn có dòng điện bé thì sẽ rất dễ bị dính que hàn.
  • Do để que hàn ẩm mốc nó sẽ làm bong thuốc que hàn ( thuốc hàn có nhiệm vụ chống dính khi hàn ).
  • Do không cẩn thận dẫm vào que hàn cũng bị bong hết thuốc bên ngoài.
  • Do thao tác chưa chính xác.

Để tránh những trường hợp trên, khi hàn bạn cần cẩn thận kiểm tra que hàn, dòng điện và đặc biệt là thao tác khi thực hiện hàn. Thao tác hàn chuẩn là phải để que hàn với 1 góc 45 độ so với thanh sắt mình hàn.

6. Cách hàn sắt không bị đau mắt

Dưới đây là những điều cần lưu ý để tránh việc hàn sắt bị đau mắt

  • Đeo đồ bảo hộ như kính hàn chuyên dụng hay mặt nạ hàn.
  • Không được cố làm việc nhiều quá, nhìn nhiều vào mối hàn. Trong lúc làm việc bạn phải cho mắt nghỉ ngơi.
  • Khi hồ quang phát sáng thì bạn nhắm mắt lại không nhìn trực tiếp vào nó để tránh bị đau mắt
Cách hàn sắt để không bị đau mắt
Cách hàn sắt để không bị đau mắt

Lưu ý: Nếu trong quá trình hàn mà chẳng may bị đau mắt thì hãy lấy khăn mặt quấn bên trong là đá lạnh để chườm. Không nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt quá nhiều nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

7. Vấn đề cần lưu ý khi hàn

Trong kỹ thuật hàn cần lưu ý:

  • Chọn cỡ que hàn
  • Cường độ dòng hàn phù hợp với độ dày của từng loại vật liệu
  • Yếu tố tay nghề của người thợ hàn

Ngoài ra, khi hàn que bạn nên chú ý hàn ngắt nhịp đều tay, không nên hàn kéo dài dễ rất đến tình trạng thủng vật liệu. Đối với vật liệu mỏng, tốc độ chấm ngắt cũng chậm hơn so với các vật liệu dày. Nghĩa là chỉ nên hàn chậm để hạn chế quá nóng gây chảy vật hàn.

Thêm vào đó, để tạo ra được một mối hàn đẹp, chất lượng thì trong quá trình hàn cần phải chọn được đường kính que hàn và điều chỉnh cường độ dòng hàn phù hợp với độ dày của từng vật liệu cụ thể. Đồng thời yếu tố tay nghề của người thợ hàn khi khi kết hợp với máy hàn cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng mối hàn.

Khi hàn que bạn nên hàn ngắt nhịp tránh hàn trong thời gian quá dài vì nó rất dễ dẫn đến tình trạng thủng vật hàn. Đối với các vật liệu sắt hộp mỏng, sắt hộp mạ kẽm, khi hàn tốc độ chấm ngắt cũng nên chậm hơn so với các vật liệu dày. Điều này có nghĩa là bạn cần hàn chậm để hạn chế hiện tượng quá nóng gây chảy vật hàn.

Như vậy, Sắt Thép Nam Phát đã tổng hợp lại tất cả thông tin liên quan đến Cách hàn sắt mỏng, kỹ thuật hàn khung sắt, hàng rào, kệ sắt cùng với những lưu ý khi hàn. Hy vọng với những chia sẻ của bài viết, bạn có thể biết hàn sắt đúng cách và có những sản phẩm chất lượng nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *